Ngày nay, tủ lạnh là thiết bị không thể thiếu được trong mỗi căn bếp. Việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh đúng cách sẽ giúp thực phẩm tươi lâu, hạn chế sự suy giảm chất dinh dưỡng và ngăn ngừa sự biến đổi các chất có hại. Tuy nhiên, không ít những thói quen hàng ngày vô tình biến tủ lạnh thành tác nhân khiến thực phẩm nhanh hỏng, tạo ra môi trường cho vi khuẩn có hại phát triển. Sau đây là một số thói quen sai lầm với tủ lạnh tủ mát mà Hải Âu Group tổng hợp được, bạn cần tránh hoặc thay đổi các thói quen sai này:
1. Bảo quản thịt ở ngăn trên cùng
Đây là sai lầm với tủ lạnh tủ mát thường hay mắc phải và cũng là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc thực phẩm sau khi bảo quản. Một số người sử dụng có thói quen để thịt gà, lợn, bò, cá, tôm… ở ngăn trên cùng của ngăn mát với mục đích là tách riêng chúng với những loại rau củ quả và thực phẩm ít mùi khác. Nhưng đây lại là nguyên nhân khiến thực phẩm ở các ngăn khác bị ảnh hưởng.
Cho nên, các chuyên gia khuyên bạn đặt thịt, cá… tươi sống ở ngăn dưới cùng. Nếu bạn đặt ở ngăn trên cùng, thịt có thể chảy nước và theo các đường khe len lỏi xuống các ngăn dưới. Hoặc mùi thực phẩm cũng sẽ dễ dàng lan tỏa từ vị trí cao. Do đó, tốt nhất nên đặt thịt sống trong hộp kín và cho vào ngăn cuối cùng của tủ.
Hình 1: Việc bảo quản thịt trong tủ lạnh ở ngăn nào rất quan trọng
2. Đừng tin tưởng vào cách đoán mùi thực phẩm
Bạn có từng thử ngửi mùi thực phẩm khi được trữ lạnh? Hơi lạnh của tủ sẽ khiến thực phẩm giảm mất mùi, ngay cả mùi hư hỏng. Cho nên, bạn không nên tin tưởng vào những thực phẩm ngửi không thấy có mùi để tránh gây ra những sai lầm với tủ lạnh tủ mát trong cách sử dụng.
Theo ý kiến của các nhà khoa học, không nên để thức ăn dù đã nấu chín hay chưa nấu chín quá 3 ngày trong tủ lạnh tủ mát, kể cả các loại trái cây và rau củ tươi sống. Đối với thực phẩm để trong tủ đông thì không nên để quá thời gian 3 tháng. Do đó, việc hạn chế tối đa thời gian dự trữ thực phẩm trong tủ lạnh và tủ đông là điều nên làm.
3. Không đậy nắp thức ăn dư thừa
Thường ngày, thức ăn còn dư lại sau các bữa ăn được nhiều người để nguyên trên bát đĩa và cho vào tủ lạnh tủ mát để bảo quản cho bữa lần sau. Thậm chí, những món ăn có mùi nặng như nước mắm, cá kho, mắm ruốc,… ăn còn thừa cũng vô tư cho vào tủ lạnh mà không hề được đậy nắp hay cho vào túi (hoặc hộp) bảo quản. Từ đây, nhiều vi khuẩn có điều kiện sinh sôi nảy nở và một điều chắc chắn tủ lạnh tủ mát sẽ luôn có mùi hôi khó chịu.
Nguyên nhân bởi vì ở nhiệt độ làm mát hoặc lạnh vừa phải của tủ, một số loại vi khuẩn chỉ bị làm ngưng hay suy giảm hoạt động chứ không hề bị tiêu diệt hoàn toàn, còn một số vi khuẩn khác vẫn phát triển bình thường. Đây là một sai lầm với tủ lạnh tủ mát mà đa phần mọi người mắc phải.
Vì vậy, khi muốn giữ lại thức ăn dư cho những bữa sau, có thể dùng hộp có nắp đậy kín hoặc dùng màng nilon bọc thực phẩm chuyên dụng.
4. Để lẫn thực phẩm sống và chín với nhau
Không ít người mua đồ ăn về đã cất ngay tất cả vào tủ mà không hề đem phân loại. Những loại thực phẩm như cá, thịt, tôm cua tươi sống hay rau củ quả chưa được rửa sạch có chứa rất nhiều vi khuẩn và hiểm họa ngộ độc. Khi lưu trữ thực phẩm bạn nên tách riêng giữa thực phẩm sống và chín.Thực phẩm mới mua về nên được rửa sạch rồi đóng gói cẩn thận, và cho vào hộp đậy kín.
5. Tích trữ quá nhiều thức ăn
Hình 2: Không nên tích trữ quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh
Ngoại trừ dịp tết hay kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhiều người có thói quen chất kín thực phẩm trong tủ do quỹ thời gian hạn hẹp nên họ mua đồ một lần cho cả tuần.
Nhưng đây là thói quen sai lầm với tủ lạnh vì chúng làm bạn khó kiểm soát lượng thực phẩm mình có trong tủ và khiến các khay kệ nhanh hỏng hóc. Quá nhiều thực phẩm trong tủ cũng khiến khí lạnh không được lưu thông, dẫn đến khả năng làm lạnh kém và tủ rất dễ bị quá tải. Ngoài ra, khí lạnh không lưu thông cũng dẫn đến nhiệt phân bố không đều nhau nên thực phẩm cũng dễ hỏng khi tủ không được thông thoáng.
Bởi vậy không nên đặt quá nhiều thực phẩm vào tủ. Giữa các thực phẩm đặt vào tủ cũng cần có khoảng cách thông thoáng để hơi lạnh có thể đi qua và làm lạnh đều mọi thứ, từ đó ít tiêu tốn điện năng hơn.
6. Cánh tủ lạnh
Cánh tủ là nơi lý tưởng để trứng, sữa và nước hoa quả. Vì cánh tủ lạnh tủ mát luôn là các khu vực ít nhận được hơi lạnh, đồng thời luôn có sự thay đổi nhiệt khi cửa tủ đóng/mở liên tục. Cho nên, không phải loại thực phẩm nào cũng có thể trữ ở khu vực này.
Có một thói quen sai lầm với tủ lạnh tủ mát của bao người đó là để trứng trên cánh tủ lạnh. Theo nghiên cứu, bạn không nên để trứng trong các khay trên cánh tủ vì đây là vị trí có nhiệt độ cao hơn so với những nơi khác trong tủ. Theo các chuyên gia Anh: trứng nên được làm lạnh và giữ ở kệ giữa nơi có nhiệt độ phù hợp (0,6-2,2 độ C) để các vi khuẩn ở vỏ không có cơ hội xâm nhập vào trong trứng gây ung và hỏng trứng. Thay vào đó, bạn hãy chọn các loại thực phẩm dễ bảo quản như soda và các loại gia vị khô ở các vị trí này.
Giải pháp giúp bạn vẫn có thể bảo quản trứng ở cánh tủ là tăng mức nhiệt lạnh lên. Hoặc đơn giản hơn là chỉ để một lượng trứng sẽ dùng sớm bên cánh tủ, còn phần trứng bảo quản lâu nên để ở ngăn bên trong tủ.
7. Làm đông đá bình nhựa chứa nước lọc
Hình 3: Không nên đặt bình nước nhựa vào ngăn đông tủ lạnh
Hầu hết người dùng đều có thói quen dùng chai nhựa đã hết để đựng nước lọc rồi bỏ vào tủ lạnh để đông đá. Nhưng không ai biết rằng đây là sai lầm với tủ lạnh đáng nguy hại nhất. Khi ở nhiệt độ thấp, nhựa sẽ tiết ra độc tố dioxin – một chất cực độc là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú. Không chỉ vậy, nhựa còn chứa các chất như: Bisphenol A, Phthalates… gây hại cho con người, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Mặc dù dùng các bình này rất tiện dụng khi lấy nước ra để uống, mang lên phòng, mang đi ra ngoài… nhưng lại rất có hại cho sức khỏe. Vì vậy,bạn nên chuyển sang mua các bình thủy tinh, hoặc các bình inox có dung tích vừa phải từ 500ml đến 1,5l để thay thế cho chai nhựa.
Theo nguồn Hải Âu Group