Nhu cầu sử dụng đá để bảo quản, ướp lạnh, chế biến hàng hóa thực phẩm, nhu cầu sinh hoạt hiện đang rất phổ biến. Vậy tại sao bạn không dám thử đầu tư một xưởng làm đá để phục vụ một thị trường đầu ra lớn như vậy.
Sản xuất nước đá có thể nói là một ngành công nghiệp lạnh rất phổ biến hiện nay. Cùng với sự cạnh tranh và phát triển của rất nhiều nhà xưởng. Ai cũng biết, để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường đầy hấp dẫn này, các nhà đầu tư rất cần những tính toán cẩn trọng về kỹ thuật sản xuất, công nghệ an toàn và dây chuyền thiết bị. Từ việc hình thành ý tưởng đến giai đoạn thực hiện là một khoảng cách rất lớn. Chính vì vậy bài viết sau của Hải Âu Group sẽ giúp bạn tư vấn đầu tư xưởng làm đá một cách thành công và hiệu quả nhất.
Dù có lên kế hoạch ra sao thì bạn cũng cần lưu ý là quá trình đầu tư xây dựng không bỏ qua các bước sau đây:
1. Điều tra nhu cầu thị trường
– Bước đầu tiên của quá trình tư vấn đầu tư xưởng sản xuất nước đá là khảo sát nhu cầu thị trường. Có vẻ rất đơn giản nhưng thực chất việc làm này rất quan trọng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng xưởng đá mà quan trọng hơn là còn gắn liền với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sau này
– Ngành nào cũng vậy, nhu cầu thị trường luôn được đặt lên làm yếu tố hàng đầu. Nếu nhu cầu thị trường kém thì đầu ra của nhà máy cũng không hiệu quả.
– Nhà sản xuất nên chọn những thị trường có nhiều người sử dụng sản phẩm, khu đông dân cư, khu nhiều nhà máy chế biến và bảo quản thực phẩm. Điều tất yếu nhu cầu sử dụng của những khu vực này sẽ cao hơn nhiều so với những nơi dân cư thưa thớt hay không có khu công nghiệp, khu nhà máy.
– Mặt hàng sản xuất ra là để tiêu thụ vì vậy nơi nào có nhu cầu sử dụng đá lạnh thì nơi đó mới có thể xây dựng xưởng làm đá được.
Hình 2: Cần xác định mục tiêu cụ thể khi kinh doanh
2. Tìm kiếm vị trí mở nhà máy, xưởng sản xuất
Các chuyên viên tư vấn đầu tư xưởng làm đá khuyên rằng nên chọn vị trí xây dựng phân xưởng tiện lợi nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm của chủ xây dựng:
– Cần biết vận dụng tối đa các mặt bằng cho phép để mở rộng phát triển phân xưởng sau này.
– Mặt bằng lớn, thoáng rộng không thấp trũng, ẩm ướt phù hợp cho việc xây dựng xưởng quy mô và điều đặc biệt là mặt bằng có giá rẻ.
– Nút giao thông thuận lợi gần với các trục đường giao thông lớn nhằm quá trình xây dựng được tiến hành thuận lợi, cũng như sau xây dựng việc tiêu thụ sản phẩm, vận chuyển hàng hóa được dễ dàng nhất.
– Tránh xa các điểm nhạy cảm như nghĩa trang, kho xăng dầu, nhà máy hóa chất, trại chăn nuôi, khu vực xử lý chất thải …
3. Đăng ký doanh nghiệp
Việc đăng ký doanh nghiệp nếu chưa có hoặc đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh sản xuất đá là rất cần thiết. Bước đăng kí giấy phép xây dựng và giấy phép kinh doanh cũng vô cùng quan trọng. Nó không những giúp cho quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ mà còn đảm bảo việc sản xuất kinh doanh sau này được suôn sẻ.
Hình 3: Đăng ký doanh nghiệp giúp việc kinh doanh suôn sẻ
4. Tính toán chi phí
Tính toán chi phí xây dựng và chi phí hoạt động là bước rất quan trọng trong khâu tư vấn đầu tư xưởng làm đá:
– Chi phí xây dựng: cần đảm bảo kế hoạch xây dựng được thiết lập một cách tỉ mỉ chi tiết, dự tính các khoản chi phí xây dựng nhà xưởng, tránh việc xưởng đang trong quá trình xây dựng thì thiếu vốn hay phát sinh vốn lớn.
– Chi phí hoạt động: đảm bảo sau khi xây dựng vẫn có đủ chi phí sản xuất cho một khoảng thời gian nhất định trước khi thu hồi vốn. Các loại chi phí như: mặt bằng, đăng ký kinh doanh, dây chuyền sản xuất với máy làm đá, kho lạnh, nhân công, tư liệu sản xuất…
Có thể bạn đã đọc nhiều cách tư vấn đầu tư xưởng sản xuất nước đá về vấn đề chi phí này rồi. Nhưng một điểm đáng lưu ý hơn cho chủ xây dựng là nên đề ra một bảng chi tiết các chi phí và dự trù chi phí, bên cạnh đó cũng nên có một khoản chi phí khác phòng khi nhà xưởng gặp rủi ro không đáng có.
5. Lập kế hoạch xây dựng đầu tư nhà xưởng
Hình 4: Lập kế hoạch đầu từ xưởng sản xuất
– Tìm kiếm nguồn nước tốt, khoan giếng nếu cần và kiểm nghiệm tổng thể nguồn nước sản xuất.
– Xây dựng tháp nước và hệ thống đường ống cấp nước.
– Chuẩn bị nguồn điện phù hợp với thiết bị.
– Lựa chọn công nghệ phù hợp với nguồn nước sử dụng.
– Mua các thiết bị lọc chất lượng tốt nhất trong phạm vi khả năng tài chính.
– Đầu tư dây chuyền tự động nếu sản xuất quy mô vừa và lớn.
– Chuẩn bị nguồn vật tư tiêu hao
– Thiết kế logo, nhãn hiệu.
– Lập kế hoạch về nhân sự, tuyển dụng và đào tạo cho nhà xưởng.
– Chuẩn bị phương tiện chuyên chở sản phẩm.
– Dự trù và chuẩn bị nguồn tài chính đủ để vận hành nhà máy sản xuất trong ít nhất là 6 tháng đầu, khi chưa thực sự có doanh thu.
– Có thể đầu tư máy phát điện dự phòng (tùy nơi)
Dù đã được tư vấn đầu tư xưởng làm đá chi tiết từng bước nhưng chủ nhà xưởng cũng cần lưu ý những rủi ro cần tránh mắc phải:
– Chọn lựa công nghệ không phù hợp với nguồn nước.
– Sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu (còn gọi là công nghệ rác)
– Đầu tư thiết bị rẻ tiền, kém chất lượng, thường xuyên phải tạm ngừng, trì hoãn sản xuất để bảo trì thiết bị.
– Hệ thống hoạt động sản xuất kém ổn định và thiếu an toàn, chất lượng nước thành phẩm không đảm bảo.
– Cạnh tranh sản xuất bằng giá thành thấp, không chú trọng vào duy trì và đảm bảo chất lượng.
Hình 5: Thành công là mục tiêu cuối cùng
Để tránh những rủi ro không đáng có về khâu thiết bị, hiện nay Tập đoàn Hải Âu có cung cấp thiết bị máy nhà xưởng model máy làm đá HA 900 và HA 1800 với sản lượng 900-1800kg/ngày. Với các yêu cầu sản lượng lớn hơn, bạn cũng có thể liên hệ để Hải Âu giúp bạn đặt mua với giá rẻ nhất trên thị trường.
Theo Hải Âu Group
- Bếp Chiên Nhúng Đơn Và Đôi Lựa Chọn Như Thế Nào Phù Hợp?
- Bếp Âu Là Gì? Những Điều Thú Vị Về Bếp Âu Có Thể Bạn Chưa Biết
- Tại sao máy đun nước nóng công nghiệp Hải Âu phù hợp với nhiều mô hình kinh doanh
- Kinh Nghiệm Lựa Chọn Nhà Cung Cấp Thiết Bị Bếp Công Nghiệp Tốt
- Mua Tủ Nấu Cơm Công Nghiệp Bằng Gas Kém Chất Lượng, Hiểm Họa Khôn Lường!