Cơm là món ăn chính chủ đạo không thể thiếu hàng ngày của người Việt. Để nấu được một chén cơm ngon, người xưa phải dùng nồi đất, nấu bằng than củi. Công nghệ phát triển, nồi cơm điện ra đời và thay thế cho hình thức nấu cơm thủ công.
Tuy vậy, nồi cơm điện chưa phải là sự dừng lại cho của dòng thiết bị nấu cơm. Tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện ra đời mới là sản phẩm vượt trội và tân tiến nhất dành cho xu hướng nấu ăn hiện đại. Vậy nhờ đâu mà tủ cơm công nghiệp điện lại có thể “đánh bật” nồi cơm điện truyền thống để dành được “ngôi vương” trong ngành chế biến thực phẩm như hiện nay? Đó là nhờ các ưu thế dưới đây.
1. Vượt trội về khối lượng cơm nấu
Nồi cơm điện truyền thống thường có dung tích 1,8 – 2,8 lít cho phép nấu được lượng cơm tối đa cho 4 – 8 người ăn một lần. Nếu kinh doanh cửa hàng ăn, quán cơm với lượng khách lớn hoặc có đám tiệc cần khối lượng cơm phục vụ lớn thì nhất định phải nấu thành rất nhiều mẻ mới đủ.
Với tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện có công suất đa dạng từ 6 – 24 khay, mỗi khay có thể nấu từ 3 – 5kg gạo cho phép sản xuất được lượng cơm đến 120kg/mẻ nấu. Với lượng cơm này, một chiếc tủ cơm có thể thay thế 6 chiếc nồi cơm điện bình thường và đáp ứng được nhu cầu phục vụ một lúc hàng trăm suất cơm từ quán bình dân đến nhà hàng lớn.
2. Nguyên lý hoạt động tạo nên sự khác biệt
Với nồi cơm điện, nguyên lý làm chín cơm tương đối giống với cách nấu cơm bằng than củi truyền thống khi sử dụng nguồn nhiệt trực tiếp để làm chín cơm từ dưới đáy nồi lên. Hạn chế của điều này là chiều cao của lớp gạo và nước không được dày hơn 15cm, bởi nếu dày hơn thì phải nâng nhiệt độ cao hơn. Vì thế mà dù cho nồi có độ trơn đến đâu thì vẫn rất dễ tạo lớp cơm cháy ở dưới đáy, hoặc cơm bị sượng, bị nhão do lượng nước không phù hợp. Hao tổn mỗi mẻ nấu cơm ít nhất là 5% lượng gạo.
Trong khi đó, tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện có nguyên lý làm chín cơm bằng hơi nước nóng và áp suất lớn. Các thanh nhiệt ở dưới đáy tủ sẽ đun nước sôi làm bốc hơi nước. Hơi nước lên nhanh và nhiều sẽ làm cơm chín nhanh và đều, không gây ra các hiện tượng như cơm cháy, khô hoặc nhão. Đây cũng được xem là ưu điểm vượt trội nhất của tủ cơm trong quá trình nấu.
3. Tiết kiệm thời gian, công sức và nguyên liệu
Nồi cơm thường cần phải có từ 50 – 60 phút để cơm chín. Trong khi đó, tủ cơm công nghiệp điện chỉ cần khoảng 35 – 45 phút là đã có một mẻ cơm ngon hoàn hảo. Với 40kg gạo, bạn cần 8 chiếc nồi cơm cùng nấu một lúc, trong khi đó chỉ cần 1 chiếc tủ nấu cơm 12 khay, diện tích khoảng 0.4m2 là đủ. Ngoài ra, với thiết kế khay cơm riêng biệt, người dùng có thể dễ dàng tháo ra, lắp vào hoặc bưng cơm lên phục vụ mà không cần tốn nhiều công sức xới cơm ra khay, đĩa chứa để lấy thiết bị nấu tiếp.
Bên cạnh đó, sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện còn giúp tiết kiệm điện năng một cách đáng kể. Cùng một lượng gạo cần nấu chín là 100kg, nồi cơm điện sử dụng khoảng 50KW/h, trong khi tủ nấu cơm công nghiệp chỉ dùng 22KW/h. Nồi cơm điện tiêu thụ 0.6 – 0.7KW điện cho mỗi kg cơm, còn tủ cơm chỉ tiêu thụ khoảng 0.2 – 0.3KW điện.
Nguyên do là vì tủ nấu cơm làm chín cơm bằng nhiệt độ hơi nước được bão hòa tuần hoàn liên tục giữa các khay trong khoang chứa kín. Lớp vỏ tủ có bảo ôn dày cách nhiệt nên bảo lưu được nhiệt độ cao và áp suất đủ để đẩy hơi nước đi khắp nơi. Do đó, tủ cơm có thể tiết kiệm hơn 60% năng lượng hơn phương pháp nấu cơm thường, giúp tiết kiệm một khoản lớn tiền điện mỗi tháng cho cửa hàng kinh doanh.
4. Đa dạng công năng sử dụng
Không chỉ nấu được lượng cơm lớn gấp nhiều lần so với nồi cơm điện truyền thống, tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện còn có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn khác. Cụ thể như nấu xôi, hấp thịt, cá, hải sản, hấp bánh chưng, bánh bao, bánh giò, hấp giò, chả,…Như vậy chỉ cần một thiết bị như tủ cơm điện là có thể thực hiện nhiều món ăn cùng lúc trong căn bếp công nghiệp.
Với những thông tin trên hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 dòng sản phẩm này và biết nhờ đâu tủ nấu cơm công nghiệp bằng điện có thể “đánh bật” nồi cơm điện trong kinh doanh quán ăn, nhà hàng.